điều hòa diệt khuẩn có tác dụng?

Đánh vào tâm lý người dân sợ vi khuẩn, nấm mốc lây bệnh, nhiều sản phẩm gia dụng đã gắn thêm công năng diệt khuẩn. Đồ dùng diệt khuẩn có tác dụng thật ra sao? ảnh minh họa Từ máy lọc nước, quạt điện, máy điều hoà, máy giặt, cho đến bàn chải đánh răng, thớt, khăn mặt.

.. đều được quảng cáo sử dụng công nghệ diệt khuẩn, lý do chính để sản phẩm có giá cao hơn cùng loại. Tại một siêu thị điện máy trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5, TP.HCM, khi chúng tôi hỏi mua một cây quạt máy nhãn hiệu Q, xuất xứ Nhật, sử dụng công nghệ diệt khuẩn với giá 1.450.000 đồng, cô bán hàng đon đả: “Quạt này không những sức gió mạnh mà còn tạo ra ion âm và ozone, giúp không khí trong lành, diệt vi khuẩn trong nhà lên tới trên 99%. Ngoài ra, quạt còn có chức năng giúp tuần hoàn đối lưu không khí nên chẳng khác gì máy điều hoà…”. Cửa hàng này còn bán máy lọc nước diệt khuẩn P với giá 15 triệu đồng, đảm bảo tiệt trùng nguồn nước, đạt chỉ tiêu nước uống trực tiếp. Một sản phẩm bàn chải có tên gọi N cũng đang được rao bán tràn lan trên Internet, giá chỉ 35.000 – 50.0000 đồng/cây nhưng công dụng rất “khủng”: làm sạch răng,diệt khuẩn tới 99,99%, ngăn ngừa nhiều căn bệnh về tiêu hoá... Tương tự, một loại thớt gia dụng N giá 175.000 đồng/cái cũng được quảng cáo “công nghệ microban giúp cho thớt sạch, không bao giờ bị nấm mốc, giết chết các tế bào vi khuẩn khi vi khuẩn tiếp xúc với bề mặt thớt…”.

 Trên một chương trình truyền hình rao bán hàng và một số trang web mua bán trực tuyến, là nhiều sản phẩm như chảo chống dính diệt khuẩn; máy sấy diệt khuẩn quần áo; máy rửa rau diệt khuẩn; khăn mặt diệt khuẩn; núm vú cao su, bình sữa diệt khuẩn; cây lau nhà diệt khuẩn... “Công nghệ diệt khuẩn” là gì? TS La Thế Vinh, Phó viện trưởng viện kỹ thuật hoá học cho biết, công nghệ diệt khuẩn có thể được thực hiện với việc sử dụng các phương pháp vật lý như dùng tia cực tím, tia laser, bức xạ hồng ngoại...; hoặc các phương pháp hoá học (sử dụng hoá chất) như ozone (O3), nước oxy già (H2O2), thuốc tím, khí Clo (Cl2), chất xúc tác quang hoá (Photocatalyst)... “Trong các phương pháp trên thì phương pháp vật lý tốt hơn vì sau khi xử lý không còn tồn hoá chất trong đồ dùng hay thực phẩm. Tuy nhiên, chi phí để xử lý theo phương pháp này đắt hơn phương pháp hoá học”, ông Vinh nói. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, viện Công nghệ sinh học – công nghệ thực phẩm, một thiết bị phải đảm bảo các yếu tố sau mới có thể diệt khuẩn: sinh ra nhiệt (để bay hơi), có đối lưu không khí (thoát hơi nhanh), có bộ phận sinh ra tác nhândiệt khuẩn (ví dụ quá trình tạo ozone trong không khí, tạo tia tử ngoại, đôi khi có thể tích điện âm để kết tủa bụi), có bộ phận lọc khí. Các sản phẩm gia dụng đơn giản khó có đủ những bộ phận như thế. “Hai yếu tố đầu có thể có nhưng điều kiện thứ ba, thứ tư thì rất khó. Căn cứ vào những điều đó tôi có thể khẳng định thớt, bàn chải đánh răng, quạt, khăn hay giá treo đồ gia dụng gì đó không có cấu tạo quá phức tạp để đảm bảo khả năng diệt khuẩn”,

ông Thịnh nói. Vô trùng chưa hẳn tốt TS Vinh lưu ý các sản phẩm quảng cáo ứng dụng công nghệ diệt khuẩn có tác dụng diệt sạch vi khuẩn cần có sự kiểm tra, thẩm định của cơ quan chức năng. “Nếu có, cũng không thể diệt hết các loại vi khuẩn. Người tiêu dùng lap dieu hoa không nên chủ quan về khả năng tiệt trùng diệt khuẩn của sản phẩm mà bỏ qua yếu tố vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận trong quá trình sử dụng”, ông Vinh nói. PGS.TS Thịnh khuyến cáo người dân không lạm dụng các chất diệt khuẩn, sản phẩm tiệt trùng, đừng vì tin lời quảng cáo mà chi nhiều tiền cho những sản phẩm còn tù mù chất lượng: “Tôi đơn cử quạt điện diệt khuẩn mà người ta nói công năng như máy điều hoà. Máy điều hoà có bộ phận hút vào và thải ra, vi khuẩn bám trên bụi được giữ lại qua màng lọc. Ion âm sẽ kết tủa bụi lại, giữ vi khuẩn không thả ra môi trường.

Còn quạt điện không hoạt động theo nguyên lý này vì kết cấu của quạt là thổi đằng trước và hút đằng sau, không đủ các bộ phận như điều hoà. Nếu quạt trực tiếp toả ra chất diệt khuẩn ozone thì vô cùng nguy hiểm bởi ozone thường được sử dụng diệt khuẩn sau khi đã hoà vào trong nước, khi ozone hoà không khí thì rất dễ gây ra ngộ độc”, ông Thịnh nói. Cũng theo PGS Thịnh, ăn sạch, ở sạch là giảm thiểu tối đa các loại vi khuẩn gây bệnh chứ không phải tận diệt cả những vi khuẩn có ích. "Tự nhiên tự nó đã có quá trình diệt khuẩn, như ánh sáng mặt trời”, TS Thịnh nhấn mạnh.